Hiện nay, tất cả các đại lý bán xe tải trên cả nước đều hỗ trợ cho vay trả góp. Do đó các khách hàng có thể đến mua xe tại các đại lý gần nhất để được hỗ trợ. Tadano Việt Nam liên kết hầu hết với các ngân hàng có hỗ trợ vay như
Ngân hàng Quốc tế (VIB), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Quân Đội (MB), Ngân hàng TMCP phát triển Nhà TP HCM (HD Bank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Đông Á (DongAbank), Ngân hàng Tiên Phong (TP Bank), Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacAbank)... Do đó, khách hàng khi mua xe sẽ được hỗ trợ nhanh chóng nhất
Danh sách các ngân hàng hỗ trợ dịch vụ cho vay mua xe gắn cẩu trả góp
Ưu điểm của hình thức tài chính mua xe trả góp
Lợi ích lớn nhất của việc mua xe tải gắn cẩu tự hành trả góp chính là bạn nhanh chóng có thể sở hữu chiếc xe ưng ý chỉ với số vốn có hạn trong tay. Đổi lại, mỗi tháng bạn sẽ trả một số tiền cả gốc cả lãi trong vòng từ 1- 6 năm tuỳ vào thời hạn mà bạn đăng ký. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể dựa vào thu nhập của chiếc xe để trả nợ. Nhiều nhất là 7 năm sau, khi bạn trả xong nợ thì chiếc xe đó hoàn toàn thuộc về bạn. Tất cả thu nhập do chiếc xe tạo ra sẽ là khoản sinh lời.
Khi mua xe tải trả góp , bạn sẽ lấy chính giấy tờ xe để thế chấp chứ không bắt buộc thế chấp thêm một tài sản nào khác. Vì thế, thủ tục mua xe trả góp tương đối đơn giản và nhanh gọn. Không những thế, đa số các đại lý bán xe tảihiện nay đều hỗ trợ trọn gói qui trình vay trả góp cho khách hàng. Vì thế, việc mua bán lại càng dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ với sổ hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân là khách hàng đã có thể hoàn tất mọi thủ tục mua – bán
Hạn chế của hình thức tài chính mua xe tải gắn cẩu trả góp
Mua xe tải trả góp đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải trả một số tiền lớn hơn với giá gốc tương đối nhiều. Bởi vì ngoài tiền theo hoá đơn thì bạn còn phải trả tiền lãi suất ngân hàng trong suốt quá trình vay. Số tiền vay càng nhiều với thời gian càng dài thì số tiền khách hàng cần phải trả sẽ càng lớn.
Mỗi ngân hàng sẽ có một cách tính lãi suất khác nhau. Tuy nhiên, thị trường hiện nay có hai cách tính chính là tính lãi suất cố định và lãi suất theo biên độ. Với cách tính cố định thì người mua sẽ phải trả một số tiền + lãi suất cố định hằng tháng. Tuy nhiên, phương án này chỉ giành cho những khách hàng có mức thu nhập ổn định. Với cách tính theo biên độ thì thời gian đầu, ngân hàng sẽ áp dụng mức phí trả góp ưu đãi với lãi suất thấp từ 3 đến 12 tháng. Thời gian sau sẽ áp dụng lãi suất thả nổi theo lãi suất thị trường và được ngân hàng điều chỉnh 3 tháng một lần.
Ngoài ra, khách hàng khi mua xe ô tô trả góp thì đều bắt buộc phải mua thêm bảo hiểm vật chất (hay còn gọi là bảo hiểm thân vỏ) bằng 1.5% giá trị hoá đơn của xe. Ví dụ như một chiếc xe tải hino có hoá đơn 500.000.000 VNĐ thì số tiền bảo hiểm khách hàng bắt buộc phải đóng là: 7.500.000 VNĐ.
Có nên mua xe tải cẩu tự hành trả góp không?
Giá trị của một chiếc xe cẩu tự hành sẽ dao động từ 1 tỷ đồng trở nên nếu bạn mua mới. Do đó, trước khi đi đến quyết định chính thức thì khách hàng cần suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ.
Tuỳ vào chủng loại xe và khả năng tài chính mà các khách hàng cân nhắc khoản vay cho phù hợp nhất. Các ngân hàng thường cho vay tối đa 70 - 80% giá trị xe. Tuy nhiên, nếu có thể thì khách hàng chỉ nên vay 40-50% giá trị xe để đảm bảo khả năng trả nợ tốt nhất.
Thực ra, nếu có thu nhập ổn định thì việc mua xe tải trả góp sẽ mở ra cho bạn một cơ hội làm ăn rất tốt. Khi đó, bạn vừa có phương tiện làm ăn, lại vừa có thu nhập hàng tháng nên việc thanh lý nợ cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trước khi mua xe, bạn cũng cần phải dự phòng các rủi ro như ốm đau hay sự cố bất ngờ để sinh hoạt hàng ngày của gia đình không bị xáo trộn.
Phía ngân hàng chỉ cho vay số tiền có trên hoá đơn, còn số tiền giấy tờ xe bao gồm: phí đăng kí đăng kiểm, ra tên biển số, trước bạ, bảo hiểm... thì khách hàng vẫn phải tự chuẩn bị để thanh toán cho phía đại lý bán xe tải.
QUY TRÌNH VAY MUA XE TẢI GẮN CẨU TRẢ GÓP
1. Đặt xe tại TADANO VIỆT NAM
2. Công ty chuẩn bị hồ sơ vay cho khách
3. Ngân hàng thẩm định (khách hàng không cần chứng minh thu nhập), Ngân hàng trực tiếp xuống nhà khách
4. Ngân hàng ra thông báo cho vay
5. Công ty tiến hành đăng kí xe và đóng thùng theo nhu cầu của khách hàng
6. Ngân hàng tiến hành giải ngân
7. Khách hàng nhận xe
8. Hoàn thành
Tất cả quy trình trên được hoàn thành trong vòng 7 - 15 ngày làm việc kể từ khi hai bên thực hiện giao dịch ký hợp đồng
Ảnh minh họa quy trình vay mua xe tải gắn cẩu trả góp
Hồ sơ cần có của Cá Nhân khi mua xe cẩu tự hành trả góp
1. Sao y hộ khẩu
2. Sao y CMND (cả hai vợ chồng nếu đã kết hôn)
3. Giấy chứng nhận độc thân hoặc giấy đăng ký kết hôn
4. Hợp đồng mua xe
5. Chứng minh nguồn thu nhập từ:
- Lương trả qua tài khoản Ngân hàng
- Lương tiền mặt có BHXH hoặc có trích nộp TNCN
- Đích danh góp vốn vào công ty (có tên trên ĐKKD)
- Hộ kinh doanh cá thể (có đóng thuế môn bài, thuế khoán)
- Nguồn thu khác như: có nhà cho thuê, có máy móc cho thuê…
6. Đơn vay (theo mẫu của Ngân hàng)
Hồ sơ cần có cho khách hàng doanh nghiệp khi mua xe cẩu tự hành
1. Đăng ký kinh doanh, mẫu dấu, mã số thuế
2. Hợp đồng mua xe
3. Báo cáo tài chính nộp thuế năm gần nhất có lãi (có dấu của cơ quan Thuế)
4. Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm gần nhất (có dấu của cơ quan Thuế)
5. Bộ tờ khai thuế GTGT 12 tháng gần đây nhất bao gồm cả đầu ra và đầu vào (có dấu của cơ quan Thuế)
6. Hóa đơn điện thoại cố định của công ty tháng gần nhất
7. Điều lệ công ty
8. Biên bản họp đại hội cổ đông bầu hội đồng quản trị (mẫu Ngân hàng)
9. Biên bản họp hội đồng quản trị về việc vay vốn mua xe trả góp (mẫu Ngân hàng)
10. Đơn vay (mẫu Ngân hàng).
Giấy tờ cần thiết khi vay đối với công ty cho thuê tài chính khi mua cẩu tự hành
1. Đăng ký kinh doanh, Mẫu dấu, Mã số thuế
2. Hợp đồng mua xe
3. Điều lệ công ty
4. Báo cáo tài chính trong 03 năm gần nhất (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,…) (Bản chính hoặc sao y)
5. Danh mục tài sản cố định (nguyên giá, giá trị còn lại) (Bản chính hoặc Sao y).
6. Chi tiết các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho (Bản chính hoặc sao y)
7. Danh mục các khách hàng lớn của doanh nghiệp (Bản chính)
8. Một số hợp đồng kinh tế liên quan đến đầu vào - đầu ra của doanh nghiệp (bản chính hoặc sao y)